VÒNG ĐỜI NHÂN VIÊN: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN CHO NHÂN SỰ – PHẦN 6

Sự rời bỏ và trở thành cựu nhân viên chính là giai đoạn cuối cùng của một nhân sự. Đối với bất kỳ nhân viên nào, giai đoạn rời bỏ là điều khó tránh khỏi. Họ có thể nghỉ việc khi về hưu hoặc dù với bất kỳ lý do gì.

Để giảm thiểu sự rời bỏ của nhân viên, bạn cần:

  • Hiểu được lý do vì sao họ xin từ chức.
  • Hãy gửi cho họ những thông điệp, lời chúc tích cực ngay khi họ xin từ chức và không còn làm việc với doanh nghiệp.
  • Hãy thực hiện các cuộc phỏng vấn nghỉ việc để thu thập được phản hồi trung thực về doanh nghiệp và cải thiện chúng.

Hãy cùng tìm hiểu giai đoạn này kỹ hơn thông qua bài viết này nhé!

6. Giai đoạn Nghỉ việc (Offboarding)

Mục đích của giai đoạn nghỉ việc trong vòng đời của nhân viên là “một mũi tên trúng hai đích”. Một mặt, nó nhằm giúp tổ chức phát triển tốt hơn về chiến lược tuyển dụng và trải nghiệm nhân viên. Mặt khác, nó định hình ấn tượng của nhân viên về công ty – và hình ảnh mà họ sẽ miêu tả công ty với bên ngoài. “Mục tiêu của giai đoạn này là để những nhân viên nghỉ việc trở thành những Người rời đi Hạnh phúc”, như chuyên gia trải nghiệm nhân viên Ben Whitter đã đề cập.

Khi một nhân viên nghỉ việc, cần phải có một quy trình nghỉ việc (offboarding) chu đáo và hiệu quả. Mục tiêu là để nhân viên cảm thấy có giá trị, được chuẩn bị sẵn sàng và được hỗ trợ trong suốt quá trình rời khỏi khỏi công ty của bạn.

Quá trình offboarding cần diễn ra suôn sẻ về việc sắp xếp bàn giao công việc và thiết bị. Quan trọng hơn, bạn cũng có thể sử dụng thời gian này để tìm hiểu những việc bạn đã làm đúng hay chưa đúng và điều gì bạn có thể cải thiện trong vòng đời nhân viên. Để làm điều này, bạn cần có các cuộc phỏng vấn thôi việc.

Phỏng vấn thôi việc là một cuộc trò chuyện giúp bạn tìm hiểu về trải nghiệm của nhân viên tại công ty của bạn. Bạn có thể sử dụng thông tin này để cải thiện các giai đoạn trong vòng đời của nhân viên để nhân viên tương lai có trải nghiệm tốt hơn ngay từ ngày đầu tiên.

Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn thôi việc:

  • Điều gì đã thôi thúc bạn tìm một công việc khác và điều gì khiến bạn quyết định nghỉ việc?
  • Bạn hãy mô tả mối quan hệ của mình với người quản lý?
  • Bạn thích điều gì nhất về môi trường làm việc của mình? bạn không thích điều gì nhất?

Hãy đảm bảo rằng bạn hỏi những câu này theo cách sẽ giúp bạn cải thiện công ty của mình. Ví dụ: nếu ai đó nói rằng họ không thích người quản lý hoặc đồng nghiệp của họ, đừng vội đổ lỗi cho nhân viên đó. Thay vào đó, hãy tự hỏi làm thế nào bạn có thể cải thiện với tư cách là người tuyển dụng để nhân viên tương lai có trải nghiệm tốt hơn.

Cũng rất cần phải đảm bảo rằng quy trình offboarding diễn ra suôn sẻ và đơn giản cho nhân viên. Bạn muốn họ rời công ty với trải nghiệm tích cực và mối quan hệ tốt với công ty của bạn. Nói cách khác, đừng đánh giá thấp giai đoạn offboarding trong vòng đời nhân viên. Mọi người cảm thấy thế nào khi họ rời đi sẽ quyết định cách họ nói về công ty bạn với đồng nghiệp, bạn bè và tổ chức (mới). Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng của bạn mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu tiêu dùng của công ty bạn.

Dưới đây là một số mẹo để đảm bảo quá trình offboarding được suôn sẻ:

  • Gửi email cảm ơn họ đã dành thời gian cho công ty và nhấn mạnh cách họ đã tạo ra sự khác biệt trong công ty. Bạn thậm chí có thể gửi cho họ một món quà cảm ơn hoặc viết cho họ một chiếc thiệp.
  • Nếu là sa thải, bạn có thể đề nghị giúp họ tìm ra bước tiếp theo phù hợp cho sự nghiệp của họ. Có thể đơn giản như chuyển sơ yếu lý lịch của họ đến các công ty khác. Hoặc cũng có thể đề nghị thanh toán cho một chương trình đào tạo bên ngoài hoặc chứng nhận để giúp họ tìm được công việc tiếp theo.
  • Tạo một quy trình Offboarding chính thức và đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong phòng nhân sự đều biết về quy trình đó để mọi người biết cách xử lý theo quy trình.
  • Giữ liên lạc! Thật dễ dàng để quên đi những nhân viên cũ, nhưng nếu giữ liên lạc thì có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Tóm tắt những điểm quan trọng nhất trong giai đoạn Offboarding:

  1. Có một cuộc phỏng vấn thôi việc với nhân viên để hiểu trải nghiệm của họ tại công ty của bạn.
  2. Gửi lời cảm ơn đến nhân viên sau cuộc phỏng vấn thôi việc.
  3. Giữ liên lạc với họ.

Các chỉ số có thể theo dõi trong giai đoạn Offboarding

Trong giai đoạn offboarding của vòng đời nhân viên, bạn có thể theo dõi các chỉ số sau:

  • Tỷ lệ tham gia phỏng vấn thôi việc: Số liệu này cho bạn biết có bao nhiêu nhân viên mà bạn mời tham gia phỏng vấn thôi việc hoặc làm khảo sát thôi việc đã hoàn thành cuộc phỏng vấn/khảo sát. Nếu mọi người không sẵn sàng thảo luận về trải nghiệm của họ tại tổ chức của bạn với bạn, điều đó có thể cho thấy rằng họ nóng lòng muốn rời đi.
  • Điểm Offboarding: Điểm số đo lường mức độ hiệu quả của quy trình Offboarding. Điểm Offboarding cao cho thấy nhân viên rời công ty với ấn tượng tốt về trải nghiệm của họ. Ngược lại, điểm thấp có nghĩa là bạn có thể cải thiện quy trình offboarding.
(Nguồn: AIHR)

… (còn tiếp)

>> Xem thêm: http://eodvietnam.com.vn/vong-doi-nhan-vien-huong-dan-co-ban-cho-nhan-su-phan-7/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *