THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP KHI CHUYỂN ĐỔI SANG MÔ HÌNH HRBP

Mô hình Đối tác chiến lược nhân sự HRBP cho phép đội ngũ nhân sự tham gia sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không chỉ đảm nhận những công việc hành chính thông thường. Nhờ vậy, nhân sự có thể đảm nhiệm vai trò tư vấn chiến lược nguồn nhân lực và cung cấp giải pháp nhân sự để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Từ những lợi ích trên có thể thấy mô hình đối tác chiến lược nhân sự có nhiều ưu điểm so với mô hình nhân sự truyền thống.
HRBP- Thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt
HRBP- Thách thức lớn cho doanh nghiệp Việt
Mặc dù vậy, cho đến tận bây giờ, dù đã được một số công ty và tập đoàn lớn ở Việt Nam triển khai, nhưng đây vẫn là câu chuyện còn khá mới mẻ. Các doanh nghiệp vẫn chưa nhìn nhận đúng đắn vai trò, giá trị mang lại của mô hình HRBP này để triển khai một cách hiệu quả.
Vấn đề lớn nhất khi triển khai mô hình nhân sự HRBP ở Việt Nam là các doanh nghiệp chưa nhìn nhận đúng vai trò, giá trị cũng như đóng góp của đội ngũ nhân sự đến lợi nhuận và thành công của công ty.
Từ trước đến nay, trong lối mòn suy nghĩ của doanh nghiệp là nhân sự chỉ đảm nhiệm các công việc văn phòng liên quan đến hoạt động hành chính, chuyên lo các công việc tuyển dụng, tính toán lương bổng, cung cấp các khóa đào tạo, xử lý kỷ luật, đồng thời cũng phụ trách hỗ trợ những việc hành chính khác.
Nhưng đây không phải là tất cả vai trò của người làm nhân sự. Nhân sự không chỉ là người hỗ trợ khi cần mà phải trở thành người đồng hành, người lãnh đạo. Người nhân sự không chỉ thực hiện công việc hậu cần mà phải ngồi cùng bàn, cùng thảo luận với Ban lãnh đạo để đề ra chiến lược nhân sự hợp lý và cùng các bộ phận đạt được mục tiêu.
Vấn đề thứ hai là các doanh nghiệp chưa trao quyền triệt để cho đội ngũ nhân sự HRBP, vì vậy mà họ chưa phát huy hết được vai trò của mình. Sai lầm của các doanh nghiệp là chỉ chuyển đổi nhân sự HRBP về mặt hình thức mà chưa thực sự trao trách nhiệm và quyền lợi cho họ. Vì bộ phận HRBP là cầu nối giữa nhân viên các bộ phận phòng ban khác với các nhóm chức năng của HR nên họ phải thực sự có 2 quyền chính sau:
Quyền thứ nhất là lập và quản lý ngân sách nhân sự của doanh nghiệp. Quyền thứ hai là được tham gia trực tiếp vào các hoạt động của Bộ phận để hiểu rõ tính chất công việc, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh những vấn đề về khách quan trên, thì vấn đề chuyên môn của người làm nhân sự cũng là một khó khăn khi cập nhật mô hình này. Bởi hiểu là một phần nhưng HRBP cần rất nhiều tố chất và có lộ trình phát triển riêng. Trên thị trường tuyển dụng, không nhiều ứng viên đủ điều kiện đảm nhiệm vai trò một HRBP chuyên nghiệp. Sự thiếu hụt tài năng cũng kìm hãm sự chuyển đổi mạnh mẽ mô hình này.
EOD Việt Nam hi vọng chúng tôi sẽ trở thành nơi đào tạo và cung cấp những ứng viên HRBP chuyên nghiệp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc và chia sẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *