VÌ SAO VĂN HÓA TỔ CHỨC LÀ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm xây dựng văn hóa tổ chức, mỗi nền văn hóa, nền tảng kiến thức khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau. Và mỗi doanh nghiệp lại có một cái nhìn và cách tiếp thu riêng biệt. Hiện có đến trên 300 định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, các định nghĩa đều có các điểm chung: xem Văn hóa Doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị được xây dựng trong suốt quá trình hình thành, phát triển của Doanh nghiệp. Những giá trị này ảnh hưởng và quyết định đến lối suy nghĩ, hành xử của từng cá nhân trong Doanh nghiệp. Điều này tạo nên điểm khác biệt cho mỗi Doanh nghiệp. Chúng ta sẽ điểm qua một vài định nghĩa về Văn hóa doanh nghiệp bên dưới.​

Định nghĩa và đặc điểm Văn hóa Tổ chức

Văn hóa tổ chức đơn giản là cách mọi thứ thường được thực hiện ở đây, là tài sản hoặc trách nhiệm với tổ chức, nó có thể tích cực hoặc tiêu cực. Văn hóa của một tổ chức phát triển theo thời gian, nhân viên thậm chí có thể không nhận thức được rằng nó tồn tại là tài sản hoặc trách nhiệm với tổ chức. Một khi văn hóa tổ chức đã hình thành, cần có thời gian và nỗ lực thực sự để thay đổi.

Thành công bền vững của doanh nghiệp xuất phát từ một nền văn hóa dựa trên niềm tin – được thực thi và chia sẻ rộng rãi thông qua hệ thống chiến lược và cơ cấu tổ chức. Khi đó, nhân viên biết cấp lãnh đạo mong muốn họ phản ứng như thế nào trong các tình huống – họ tin tưởng vào hành động của mình, và rằng họ sẽ được khen thưởng khi thể hiện các giá trị chung của tổ chức.

Cấp lãnh đạo và bộ phận nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp vững mạnh – bằng việc hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự, lựa chọn những ứng viên chia sẻ các giá trị cốt lõi và thích ứng tốt với nền văn hóa đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần phát triển định hướng, chiến lược đào tạo, quản lý hiệu suất – nhằm mục đích phác thảo và củng cố các giá trị cốt lõi của tổ chức, đảm bảo rằng mọi nhân viên thể hiện những giá trị đó sẽ được công nhận và trao thưởng xứng đáng.

Văn hóa tổ chức là gì?
Văn hóa tổ chức là gì?

Tại sao phải xây dựng Văn hóa tổ chức?

Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng xác định cách thức ứng xử phù hợp trong tổ chức – dựa trên những niềm tin và giá trị được cấp lãnh đạo chia sẻ, sau đó được truyền đạt và củng cố để định hình nhận thức, hành vi và hiểu biết của nhân viên. Do sự khác nhau giữa các ngành nghề và tình huống cụ thể, không có một khuôn mẫu văn hóa duy nhất nào phù hợp với tất cả mọi người – hay đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi tổ chức.

Một nền văn hóa mạnh mẽ là đặc điểm chung của các công ty thành công. Tất cả đều có sự đồng thuận ở mức cao nhất về các ưu tiên văn hóa – những giá trị đó không tập trung vào các cá nhân, mà vào tổ chức và các mục tiêu chung. Lãnh đạo trong những doanh nghiệp này sống theo các giá trị cốt lõi chung – đồng thời cố gắng truyền đạt bản sắc văn hóa đến đội ngũ nhân viên. Họ hiểu rõ các giá trị của bản thân, cũng như cách các giá trị đó định hình tổ chức và phương thức hoạt động.

Ngược lại, một nền văn hóa kém hiệu quả sẽ gây tổn hại đến tổ chức và năng lực lãnh đạo. Nhân viên thiếu gắn kết, tỷ lệ nghỉ việc (turnover) cao, quan hệ khách hàng đi xuống, lợi nhuận suy giảm… là những ví dụ cho thấy tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp đối với thành công và chiến lược phát triển lâu dài.

Cùng với sự “nở rộ” của xu hướng sáp nhập và mua lại (Merger and Acquisitions – M&A), các vấn đề về văn hóa doanh nghiệp cũng theo đó phát sinh. Ngay cả những doanh nghiệp vốn hoạt động tốt cũng có thể gặp tình trạng rối loạn chức năng sau khi hợp nhất. Thực tế, nghiên cứu của SHRM cho thấy 2/3 số vụ sáp nhập đã thất bại – vì lý do xung đột văn hóa. Kết hợp và tái định nghĩa các nền văn hóa, đồng thời dung hòa sự khác biệt là nền tảng quan trọng cho sự phát triển trong tương lai.

Trong những năm gần đây, hoạt động M&A đã và đang trải qua thay đổi đáng kể. Cụ thể, trọng tâm đã chuyển từ sự pha trộn các nền văn hóa – sang việc đáp ứng các mục tiêu kinh doanh cụ thể. Một số chuyên gia tin rằng, việc doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp trong quá trình sáp nhập sẽ góp phần hình thành một nền văn hóa mạnh mẽ, phát triển một cách tự nhiên nhất.

Vì sao phải xây dựng Văn hóa tổ chức?
Vì sao phải xây dựng Văn hóa tổ chức?

Văn hóa tổ chức tích cực và tiêu cực là gì? Ảnh hưởng đến Doanh nghiệp như thế nào?

Văn hóa tổ chức tích cực là tài sản quan trọng của Doanh nghiệp

  • Trong một nền văn hóa tích cực, mọi người biết mình được mong đợi điều gì
  • Họ tốn rất ít thời gian để quyết định phải làm gì và hành động như thế nào trong một tình huống nhất định
  • Một nền văn hóa tích cực giúp mọi người cảm thấy tốt hơn về những gì họ làm
  • Truyền đạt cảm giác về bản sắc cho các thành viên tổ chức và sự thống nhất về mục đích.
  • Một nền văn hóa tích cực ảnh hưởng tích cực đến “cách sống” của nhân viên.

Văn hóa tiêu cực góp phần phá hỏng một Doanh nghiệp

  • Hối lộ
  • Phản đối –thay đổi hiện trạng
  • Ăn mặc
  • Giảm năng suất
  • Đi làm muộn/ Nghỉ làm
  • Tư duy phe phái
  • Chậm trễ trong việc hoàn thành công việc
  • Thiên vị trong việc thăng chức

Vậy những nguyên nhân nào tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiêu cực, chứng ta hãy cùng theo dõi dưới đây:

Những yếu tố nào khiến tạo ra Văn hóa tiêu cực?
Những yếu tố nào khiến tạo ra Văn hóa tiêu cực?

Trách nhiệm vô hình của mỗi nhân viên

Mỗi tổ chức, doanh nghiệp cũng giống như một xã hội thu nhỏ, chúng ta cần sự chung tay của mỗi cá nhân để xây dựng nên văn hóa tổ chức mà trong đó mỗi nhân viên luôn làm những điều đúng và làm chúng đúng, hãy làm hết sức mình có thể làm, thúc đẩy dẫn dắt nội bộ và đổi mới, Có tầm nhìn ,không ngại sửa chữa khi làm sai, Tạo ra dấu ấn trong tổ chức giúp công ty phát triển lành mạnh và bền vững. 1 tổ chức tốt khi và chỉ khi có những nhân viên tốt và có trách nhiệm thúc đẩy nhau đi lên”.

LỜI KẾT

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hình thành cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng và quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty. Trong trường hợp quan tâm và muốn tìm hiểu thêm, bạn đọc có thể tham khảo ngay các khóa học quản trị nhân sự của EOD Việt Nam– được thiết kế và phụ trách bởi những chuyên gia Đào tạo Lãnh đạo & Nhân sự hàng đầu của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *