Hiểu được vòng đời của nhân viên và biết cách tương tác với nhân sự trong từng giai đoạn của chu kỳ cho phép bạn thu hút những ứng viên phù hợp, tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên và cuối cùng là cải thiện năng suất và hiệu suất tại tổ chức của bạn. Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp về Vòng đời nhân viên:
1. Vòng đời nhân viên là gì?
Vòng đời nhân viên là hành trình của mỗi nhân viên tại công ty của bạn. Nó bắt đầu với giai đoạn thu hút ứng viên, quy trình tuyển dụng, tiếp tục thông qua các quy trình hội nhập, giữ chân và phát triển, và kết thúc với giai đoạn offboarding và trở thành cựu nhân viên.
Mục tiêu của vòng đời nhân viên là tạo ra sự chuyển đổi liền mạch từ giai đoạn này sang giai đoạn khác để đảm bảo trải nghiệm nhân viên là tích cực, nơi nhân viên của bạn cảm thấy như họ đang được quan tâm từng bước một.
2. Các giai đoạn của vòng đời nhân viên là gì?
Vòng đời của nhân viên bao gồm bảy giai đoạn: thu hút, tuyển dụng, hội nhập, giữ chân, phát triển, giai đoạn nghỉ việc (offboarding) và rời đi hạnh phúc. Mỗi giai đoạn có mục đích và mục tiêu riêng. Bằng cách xem xét các mục tiêu đó, bạn mới có thể cung cấp trải nghiệm toàn diện cho nhân viên và đạt được các mục tiêu của tổ chức.
3. Tại sao hiểu vòng đời nhân viên lại quan trọng?
Khi bạn hiểu được vòng đời của nhân viên và từng giai đoạn mà nhân viên (tương lai) của bạn trải qua, bạn có thể tối ưu hóa mọi giai đoạn và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho nhân viên. Kết quả này có thể dẫn đến năng suất cao hơn và kết quả tổng thể tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn.
EOD Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật thêm về “Vòng đời nhân viên“ trong những bài viết tiếp theo. Cảm ơn sự đón đọc và chia sẻ của anh/ chị!
Để hiểu rõ về mô hình vòng đời của nhân viên và có thể phổ biến kiến thức này tại nơi làm việc của bạn. Điều quan trọng cần nhớ là vòng đời của nhân viên luôn vận hành và luôn thay đổi. Bạn có thể cần thực hiện các điều chỉnh khi thực hiện, nhưng bằng cách ghi nhớ những lời khuyên và tập trung vào lợi ích của nhân viên, bạn có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực giúp họ vui vẻ, làm việc hiệu quả và gắn bó. Xem thêm bài viết về chủ đề: “Vòng đời nhân viên” tại đây.
Nguồn: AIHR